Mới đây, Khoa Nội, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng – Vĩnh Bảo đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam (69 tuổi, ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng) vào viện trong tình trạng mệt nhiều, khó thở, thở nhanh, co rút cơ hô hấp, Sp02: 80%, nhịp tim nhanh. Bệnh nhân có tiền sử COPD. Khoảng 1 tuần trở lại đây, người bệnh mệt nhiều, khó thở tăng dần khi gắng sức nhẹ, tiểu ít, ho khạc đờm vàng, sưng phù mí mắt, phù 2 chân kèm đau bụng âm ỉ, đã mua thuốc và dùng thuốc tại nhà nhưng không đỡ.

Bệnh nhân ngay lập tức được thở oxy kính 2l/phút, làm khí máu động mạch cho kết quả nhiễm toan hô hấp mức độ nặng, tăng CO2 máu. Bệnh nhân đã được hội chẩn ngay với lãnh đạo khoa và được hướng dẫn cách thở thải CO2, thở oxy kính, lợi tiểu, dùng kháng sinh, giãn phế quản theo phác đồ. Chỉ sau 5 tiếng điều trị cho thấy bệnh nhân đáp ứng tốt, đỡ khó thở, Sp02: 92%, hết tình trạng nhiễm toan, CO2 máu giảm. Sau 4 ngày điều trị theo phác đồ, kết quả cấy đờm mọc vi sinh Pseudomonas aeruginosa, bệnh nhân được đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ với tình trạng đáp ứng kháng sinh tốt, khó thở đỡ dần, ho giảm, khả năng gắng sức tăng. Sau 14 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong. Tình trạng bệnh này sẽ tiến triển từ từ, tăng dần và không hồi phục gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Bệnh cũng sẽ có những lúc tiến triển thành những đợt cấp.

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng chuyển biến bệnh xấu đi một cách đột ngột ở bệnh nhân bị COPD. Người bệnh cần được xử lý ngay bằng các phương pháp điều trị đợt cấp chứ không phải chỉ đơn thuần sử dụng thuốc điều trị COPD duy trì như thường ngày. Nếu không được xử trí kịp thời thì các biến chứng nặng có thể xuất hiện như suy hô hấp, suy tim hay thậm chí là dẫn tới tử vong.

Các triệu chứng thường gặp trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

  • Khó thở
  • Tiếng thở khò khè
  • Co thắt ngực
  • Ho thường xuyên và tăng dần về mức độ.
  • Màu da hoặc móng tay chuyển màu: Môi người bệnh có màu hơi xanh hoặc móng tay có màu xanh lam hoặc tím. Da bệnh nhân có màu vàng hoặc xám.
  • Khó ngủ, mất ngủ và không muốn ăn uống.
  • Đau đầu vào sáng sớm do lượng carbon dioxide tích tụ dư thừa trong máu
  • Sưng chân hoặc đau bụng
  • Sốt: dấu hiệu của nhiễm trùng và một đợt cấp mới sắp xảy ra.

Nguyên nhân gây ra đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

  • Nguyên nhân trực tiếp và hay gặp nhất chiếm đến hơn khoảng 80% trong đợt cấp là nhiễm trùng (COPD bội nhiễm), các đợt nhiễm trùng này có thể do virus hoặc vi khuẩn.
  • Yếu tố nội khoa: những bệnh nhân tắc mạch phổi hay tràn khí màng phổi, mệt cơ hô hấp, bỏ thuốc điều trị, dùng thuốc không đúng cách hoặc phác đồ. Người bệnh sử dụng thuốc an thần, chẹn beta giao cảm, thuốc gây mê, loạn nhịp tim và mắc các rối loạn chuyển hóa, nhiễm trùng các phủ tạng khác,…
  • Yếu tố ngoại khoa: Gãy xương, chấn thương lồng ngực, sau khi phẫu thuật bụng và ngực.
  • Khoảng 33% các trường hợp không rõ nguyên nhân.

Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng – Vĩnh Bảo khám chữa bệnh Nội khoa: tim mạch, thần kinh – cơ xương khớp, hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, thận tiết niệu; Quản lý điều trị các bệnh phổi mạn tính COPD, suy tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp, điều trị loãng xương… do các bác sĩ chuyên gia gồm Phó giáo sư, Tiến sĩ, BSCKII, BSCKI, Bác sĩ chuyên gia Hà Nội (Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E) khám chữa bệnh vào tất cả các ngày trong tuần từ Thứ 2 – Chủ nhật và đều được hưởng BHYT đúng tuyến.

Để được tư vấn giải đáp các thắc mắc, quý khách vui lòng Inbox hoặc liên hệ tới số hotline 0225.3958.888

Để đặt lịch khám trước, quý khách có thể truy cập: https://vih.vn/dat-hen-kham/

Leave a reply