Sốt virus trẻ em là bệnh lý thường gặp có một số triệu chứng lâm sàng như sốt, phát ban,…gây suy giảm sức đề kháng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Việc chăm sóc và phát hiện sớm một số dấu hiệu nghiêm trọng cần đưa trẻ đi khám giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế những biến chứng nặng nề.

Những ngày gần đây, số bệnh nhi sốt virus đến khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng – Vĩnh Bảo tăng đột biến.

1. Sốt virus ở trẻ em nên làm gì?

Việc chăm sóc khi trẻ bị sốt virus đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng, nhanh chóng hạ sốt. Chăm sóc sốt virus ở trẻ nhỏ cần hướng tới 3 điều sau:

1.1 Theo dõi nhiệt độ và sử dụng thuốc hạ nhiệt khi cần thiết

  • Phụ huynh cần theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên, dùng thuốc hạ nhiệt khi cần thiết để tạo cho trẻ có cảm giác dễ chịu. Paracetamol dạng uống và dạng đặt hậu môn thường được dùng cho trẻ em sốt virus với liều lượng 10mg/kg/lần ( 4-6 tiếng/lần)
  • Khi trẻ đang sốt, phụ huynh cũng nên nới lỏng quần áo cho trẻ, bỏ bớt chăn cho trẻ khi đang sốt.
  • Chườm ấm bằng khăn mềm hoặc lau khô mồ hôi trên người trẻ bằng khăn sạch, ấm không nên quá 10 phút/ giờ. Tuyệt đối không được chườm nước lạnh vì sẽ gây sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi của cơ thể.

1.2 Bù nước đầy đủ cho trẻ

  • Bạn nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước như nước hoa quả, nước súp, oresol..
  • Khi được cung cấp đủ nước, thông thường cứ cách 4 tiếng trẻ đi tiểu 1 lần.

Nếu sốt virus ở trẻ nhỏ còn còn bú tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường và cho uống bù nước ORS (Oresol) theo chỉ dẫn. Trường hợp trẻ nhỏ không uống cần dùng bông sạch chấm nước trên vào môi, miệng bé liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, hạn chế nguy cơ mất nước và chất điện giải.

1.3 Chống bội nhiễm

  • Tiến hành vệ sinh và giữ cơ thể luôn sạch sẽ cho bé, tắm bằng nước ấm, phòng kín. Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt, mũi cho bé nhằm giảm các triệu chứng của viêm nhiễm đường hô hấp, giảm cảm giác khó chịu cho trẻ.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ em sốt virus. Bà mẹ cần cho trẻ ăn những thức ăn loãng, mềm và lỏng như cháo, súp, uống nhiều nước. Có thể sử dụng nước lọc với các loại nước hoa quả như cam, chanh,…

2. Khi nào cần trẻ sốt virus nhập viện

Trẻ em sốt virus cần được đưa ngay đến bệnh viện nếu xảy ra 1 trong các triệu chứng sau:

  • Trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên đã sử dụng thuốc hạ sốt mà không phản ứng.
  • Trẻ mệt mỏi, li bì, ngủ nhiều, bỏ ăn.
  • Xuất hiện tình trạng co giật, đau đầu liên tục và tăng dần.
  • Tình trạng sốt kéo dài trên 5 ngày đã áp dụng các biện pháp mà không thuyên giảm.
  • Trẻ bị nôn khan, buồn nôn nhiều lần trong ngày.

Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám cấp cứu nếu sốt virus ở trẻ nhỏ kèm theo các dấu hiệu sau:

  • Cha mẹ nghi ngờ trẻ em sốt virus bị mất nước
  • Trẻ em sốt virus xuất hiện co giật
  • Trẻ bị sốt kèm theo phát ban
  • Trẻ xuất hiện thay đổi tri giác
  • Trẻ thở nhanh, sâu, khó thở khó
  • Trẻ em sốt virus dưới 2 tháng tuổi
  • Trẻ kêu đau đầu liên tục
  • Trẻ nôn nhiều
  • Trẻ em sốt virus có bệnh mãn tính kèm theo và đang điều trị thuốc kéo dài

3. Cách phòng ngừa sốt virus cho trẻ em

Có thể phòng ngừa sốt virus bằng những phương pháp sau:

  • Thực hiện ăn chín uống sôi. Đảm bảo lựa chọn những thực phẩm đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến cẩn thận.
  • Hạn chế đưa trẻ em bị sốt virus đến nơi đông người. Khi trẻ ra ngoài cần chăm sóc, bảo vệ trẻ cẩn thận, dùng khẩu trang, kính mắt và quần áo để che chắn cho trẻ.
  • Tiêm phòng định kỳ là cách tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ, trong đó có bệnh sốt virus ở trẻ nhỏ.
  • Sốt virut ở trẻ nhỏ rất đáng lo ngại vì vậy các bậc cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Luôn theo dõi tiến trình điều trị bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Quý Khách vui lòng gọi số hotline 0225.3958.888 để được tư vấn trực tiếp.

Leave a reply