Bạn có biết nếu điều trị sỏi quá muộn?

Sỏi gây cản trở lưu thông của đường bài xuất nước tiểu dẫn đến tình trạng suy giảm dần chức năng thận và mất hoàn toàn chức năng thận:
– Sỏi gây nhiễm khuẩn hệ tiết niệu: như viêm bể thận thận, viêm khe thận, ứ mủ. Nặng hơn có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết.
– Sỏi gây tình trạng viêm khe thận mãn tính kéo dài dẫn đến tình trạng sơ teo thận, HA cao.
– Sỏi gây suy thận: suy thận cấp hoặc suy thận mãn và các mức độ suy thận nặng nhẹ khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của sỏi.
– Sỏi gây ra viêm loét và xơ hoá tại vị trí sỏi, đây là nguyên nhân gây chít hẹp đường niệu.

Trong các biện pháp điều trị sỏi thận, trước đây bệnh nhân phải chịu một cuộc mổ mở đau đớn, thời gian nằm viện dài, chi phí tốn kém. Sẹo mổ dài ảnh hưởng tới thẩm mỹ, sức lao động và đặc biệt là tổn thương chức năng thận. Ngày này, với sự phát triển của khoa học, các can thiệp ít xâm lấn, ngày càng chiếm ưu thế. Đặc biệt là với phẫu thuật nội soi thì tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ bằng Laser là một bước đột phá trong phẫu thuật ngoại khoa điều trị thay thế mổ mở.
Kỹ thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ bằng Laser sẽ có điểm ưu trội hơn so với các kỹ thuật trước đây. Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ cảm thấy ít đau, ít chảy máu, hầu như không thấy sẹo, không ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sức lao động. Thời gian nằm viện ngắn chỉ khoảng 2 ngày, so với mổ mở từ 7 – 10 ngày. Hơn nữa, kỹ thuật này giúp ít ảnh hưởng tới chức năng thận, bệnh nhân hồi phục nhanh. Đặc biệt, quá trình phẫu thuật cho phép kiểm tra toàn bộ các đài thận nên hạn chế tối đa khả năng sót sỏi.

Để tán sỏi qua da, dưới hướng dẫn của máy chụp X-quang C-Arm và máy siêu âm 3D các bác sĩ dùng kim nhỏ (cỡ 2 mm) gắn đầu dò chọc một lỗ trên thắt lưng người bệnh. Một ống chuyên dụng bằng kim loại có kích thước lớn hơn được luồn vào để nong rộng, tạo thành một “đường hầm” nhỏ qua da vào đến thận, tiếp xúc với viên sỏi. Từ “đường hầm” này, dụng cụ tán sỏi laser được đưa vào để tán sỏi.
Quan sát trên màn hình nội soi, khối sỏi dần bị tán thành những mảnh vụn nhỏ bởi năng lượng laser. Vụn sỏi sau đó được hút ra ngoài qua “đường hầm”

Các bác sĩ đơn nguyên Ngoại tiêu hoá – tiết niệu khuyến cáo: Để phòng và theo dõi sau điều trị sỏi thận, người bệnh nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày (tăng uống nước khi nắng nóng) để làm loãng nước tiểu, giảm khả năng hình sỏi, hạn chế thức ăn nhiều canxi, oxalate như sữa, phomat… Ngoài ra, người bệnh có thể đi tiểu nước đỏ do sonde JJ, nhưng người bệnh không nên quá lo lắng vì cái này sẽ hết khi bệnh nhân tái khám và được rút sonde JJ. Bệnh nhân cần khám định kỳ nhằm phát hiện sỏi thận tái phát hoặc các biến chứng, di chứng sau can thiệp.

Nội soi tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ bằng laser được đơn nguyên Ngoại tiêu hóa – tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng – Vĩnh Bảo thực hiện thường quy, là một kỹ thuật tiên tiến, ưu việt, mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh sỏi thận. Đồng thời, kỹ thuật này giúp giảm tỉ lệ tai biến, biến chứng, góp phần nâng cao sức khỏe, sức lao động cho người bệnh.

Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng – Vĩnh Bảo
Địa chỉ: Khu phố Tân Hòa (chân cầu Nhân Mục),Thị trấn Vĩnh Bảo,Huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng
Hotline: 0225 395 8888 – 0225 395 8115
Website: https://vih.vn/

Leave a reply