Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là các trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi đây là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. Để rút ngắn thời gian tiêu chảy, giảm bớt tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong, việc bù nước và điện giải bằng đường uống và chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng. Một số trường hợp tiêu chảy cần sử dụng chế độ ăn đặc biệt, những lời khuyên sau đề cập tới trẻ tiêu chảy cấp đơn thuần.
1. Sử dụng dung dịch bù nước
Tiêu chảy khiến trẻ nhanh chóng bị mất nước và các chất điện giải (natri, kali, canxi và magie). Mỗi gói Oresol pha với 200 ml hoặc 1000ml nước đun sôi để nguội (theo đúng hướng dẫn sử dụng), cho trẻ uống từng thìa (với trẻ bé) hoặc từng ngụm nhỏ (với trẻ lớn). Mỗi dung dịch pha chỉ sử dụng trong 24h.
2. Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy
- Gạo, khoai tây.
- Thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò.
- Sữa công thức có giảm đường lactose (nếu bác sĩ có chỉ định), sữa chua.
- Dầu thực vật.
- Rau xanh, cà rốt, bí đỏ.
- Chuối, táo.
- Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi tiêu chảy để xây dựng chế độ ăn phù hợp với sở thích và thói quen của trẻ.
3. Các thực phẩm không nên dùng khi bị tiêu chảy
- Thức ăn có độ đường cao, nhiều chất béo có thể gây ra kém hấp thu bởi vì làm giảm khả năng trống của dạ dày.
- Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp.
- Thực phẩm có nhiều xơ không tan và ít dinh dưỡng: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.
- Sữa và các thực phẩm làm từ sữa
- Một số loại trái cây và nước ép
- Các thực phẩm chiên xào
4. Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy
- Không nên cho trẻ tiêu chảy ăn giảm đi, không kiêng ăn, nhịn bú.
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ.
- Trẻ đã ăn bổ sung: nhanh chóng tập cho trẻ làm quen dần lại với thức ăn đa dạng và chế độ ăn như bình thường. Thức ăn nên mềm, dễ tiêu và chia nhỏ nhiều bữa (tránh ăn khối lượng lớn vì gây tăng kích thích ruột).
- Khi khỏi bệnh: tăng thêm 1 bữa cho trẻ so với bình thường trong 2 tuần để đảm bảo phục hồi cân nặng.
- Bổ sung men vi sinh: Việc bổ sung men vi sinh cho trẻ bị tiêu chảy giúp tăng lợi khuẩn trong đường ruột, giúp trẻ ăn ngon và tiêu hóa tốt hơn.
- Tránh tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy và thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh chỉ dùng để điều trị tiêu chảy do vi khuẩn gây ra, trong khi thuốc cầm tiêu chảy khiến trẻ khó đào thải độc tố hơn. Do đó, không nên tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy hay thuốc kháng sinh. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều tác dụng phụ cho trẻ.
Cách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Để tránh cho trẻ mắc bệnh tiêu chảy, ba mẹ cần lưu ý:
- Cho trẻ rửa tay đúng cách, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Vắc xin phòng ngừa các gây bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ như vắc xin ngừa rota virus, vắc xin phòng bệnh tả.
- Cần thực hiện việc ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Sử dụng nguồn nước sạch cho trẻ.
- Khi cho bé đi du lịch, cần đảm bảo những thực phẩm mà trẻ ăn đều an toàn.
Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ là bệnh lý khá nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu cha mẹ không phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời. Do đó, cha mẹ nên chủ động nắm chắc những dấu hiệu, triệu chứng bệnh của con, từ đó có cách điều trị hiệu quả, tránh những hệ lụy không mong muốn có thể xảy ra với trẻ.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng – Vĩnh Bảo có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại với đầy đủ các xét nghiệm liên quan đến dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, điều dưỡng liên tục được đào tạo, cập nhật những kiến thức cơ bản và nâng cao sẽ giúp phát hiện sớm cũng như điều trị các vấn đề dinh dưỡng cho con bạn.
Leave a reply
Leave a reply