Viêm phế quản phổi ở trẻ em được xếp vào nhóm bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thường gặp. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng của bé. Chính vì thế ba mẹ cần hiểu rõ dấu hiệu bệnh và cách điều trị khi con gặp phải tình trạng bệnh.

Viêm phế quản phổi ở trẻ em thường do virut gây ra hoặc do những tổn thương cấp lan tỏa cả phế nang, sau dần chuyển thành bội nhiễm do vi khuẩn hoặc cả hai. Bệnh viêm phế quản phổi là hiện tượng nhiễm trùng phổi. Khi các túi khí bên trong phổi do nguyên nhân nào đó bị chứa nhiều mủ cùng các chất dịch khác sẽ khiến cho oxy khó tiếp cận được với nguồn máu. Phế quản phổi bị viêm sẽ gây ra hiện tượng viêm bên trong phổi. Khiến các phế nang của cơ quan này chứa nhiều dịch lỏng. Những chất dịch lỏng đó đã làm suy yếu chức năng phổi và gây ra những vấn đề không tốt tại đường hô hấp.

Viêm phế quản phổi ở trẻ em là bệnh lý thường gặp. Bới đây là đối tượng có sức đề kháng kém Đặc biệt là ở những trẻ dưới 5 tuổi.

Trẻ dưới 1 tuổi, trẻ đẻ non hoặc đang mắc các bệnh lý khác như cảm cúm, sởi… rất dễ mắc viêm phế quản phổi. Tác nhân gây bệnh ban đầu chính là virut. Sau đó là bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai. Vi khuẩn thường gặp nhất chính là phế cầu khuẩn, H. influenzae, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn.

Nguyên nhân trẻ em bị viêm phế quản phổi

Thông thường, bệnh viêm phế quản phổi thường khởi phát sau khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp  (tức nhiễm trùng mũi và cổ họng). Các triệu chứng bệnh như cảm lạnh hoặc đau họng chủ yếu bắt đầu sau 2 hoặc 3 ngày. Trong vài ngày tiếp theo tác nhân gây bệnh sẽ di chuyển đến phổi. Những chất lỏng, tế bào bạch cầu và các mảnh vụn lúc đó bắt đầu tập hợp, ùn ứ trong không gian của phổi. Từ đó ngăn không khí thông suốt và làm cho phổi hoạt động kém hiệu quả.

Một số yếu tố nguy cơ khác cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ như:

  • Cha mẹ bị hen suyễn.
  • Cơ địa trẻ dị ứng.
  • Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá.

Dấu hiệu cha mẹ nhận biết trẻ bị viêm phế quản phổi

Ba mẹ sẽ rất khó có thể nhận biết bệnh trong giai đoạn đầu. Vì các dấu hiệu có thể dễ dàng nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp trên. Một số dấu hiệu mắc viêm phế quản phổi ở trẻ gia đình nên chú ý bao gồm:

Ho nhiều, hắt hơi, chảy nước mũi có thể kèm theo triệu chứng sốt nhẹ hoặc không.

Trẻ ho kéo dài, cơn ho trở nên nặng hơn vào ban đêm hoặc rạng sáng.

Đau rát cổ họng, xuất hiện nhiều dịch đờm màu xanh, vàng hoặc xám.

Khó thở, thở khò khè kèm theo biểu hiện mệt mỏi. Bỏ bú hoặc bú ít, bị rối loạn tiêu hóa nôn, tiêu chảy,…

Nếu không được phát hiện sớm, bệnh sẽ lây lan xuống 2 cuống phổi. Từ đó làm cho túi khí quản bị sưng lên. Lúc này phổi trẻ đã bị ứ đọng nhiều chất dịch nhầy. Dẫn đến triệu chứng sốt cao trong nhiều giờ.

Điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em thế nào?

Bệnh viêm phế quản phổi có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện kịp thời. Phương pháp chữa bệnh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu viêm phế quản do yếu tố virus gây ra, thì biện pháp điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc để giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ tự phục hồi. Nếu xác định nguyên nhân do vi khuẩn gây ra thì bắt buộc phải dùng kháng sinh điều trị. Những loại kháng sinh được sử dụng cũng còn phải tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn được cho nguyên nhân gây ra bệnh phế quản phổi trẻ em. Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi, nên chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu để tránh khi các dấu hiệu bệnh toàn phát, trẻ bị nặng hơn sẽ khó chữa, thậm chí dẫn tới tử vong. Ngay từ khi có thai, thai phụ nên tuân thủ đúng chế độ để tránh trường hợp sinh non, trẻ sẽ nhẹ cân. Bởi vì, những đứa trẻ này khi sinh ra dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm phế quản phổi.

Viêm phế quản phổi có lây không?

Bệnh viêm phế quản phổi có thể lây từ người sang người. Các vi khuẩn, vi rút gây bệnh thường được tìm thấy bên trong chất lỏng từ miệng hoặc từ mũi của người bị nhiễm bệnh. Từ đó những người đối diện có thể bị lây nhiễm bằng cách ho hoặc hắt hơi. Ngoài ra, việc dùng chung ly uống và đồ dùng ăn uống, khăn giấy, khăn mặt hoặc khăn tay đã được sử dụng của người bị nhiễm bệnh. Cũng có thể lây bệnh viêm phế quản phổi. Cho nên, tốt nhất phụ huynh hãy luôn giữ trẻ em tránh xa với bất kỳ đối tượng đang có những triệu chứng điển hình của bệnh như: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng, ho, sốt,…

Phòng tránh nguy cơ viêm phế quản phổi ở trẻ em

Một số loại viêm phế quản phổi có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin. Trẻ em thường được tiêm chủng phòng ngừa thường xuyên chống lại bệnh viêm phổi do Haemophilus influenzae và ho gà bắt đầu khi trẻ được 2 tháng tuổi.

Đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày. Trong 6 tháng đầu sau sinh, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn và bổ sung kẽm, vitamin D cho con.

  • Cho bé uống đủ nước mỗi ngày (đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi).
  • Đảm bảo nơi ở của trẻ phải luôn thoáng mát và hợp vệ sinh.
  • Giữ gìn môi trường sống của trẻ sạch sẽ. Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi.
  • Tiêm chủng phòng bệnh viêm phổi đầy đủ và đúng lịch hẹn.
  • Vệ sinh mũi và họng cho trẻ nhiều lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Giữ ấm cho trẻ vào rạng sáng và về đêm; nhất là khi trời trở lạnh.
  • Phát hiện và điều trị sớm, dứt điểm nếu trẻ đang mắc bệnh về đường hô hấp cấp tính và mãn tính.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần với những người bị viêm đường hô hấp cấp tính.
Leave a reply